top of page
MicrosoftTeams-image (35).png

Báo cáo Vĩ mô – Tiền Tệ - Trái Phiếu

Báo cáo chuyên sâu về kinh tế vĩ mô và thị trường trái phiếu

25 tháng 3, 2025

Báo Cáo Trái Phiếu Tháng 02/2025

Trái phiếu Chính Phủ thị trường sơ cấp:
Tháng 2/2025, với 16 phiên đấu thầu và tổng giá trị gọi thầu 50,5 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu tăng lên 57.7%, trong đó trái phiếu kỳ hạn 10 năm vẫn chiếm phần lớn với hơn 28 nghìn tỷ đồng (96.3%), kèm theo các phiên đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 15 và 30 năm có giá trị trúng thầu lần lượt là 300 tỷ đồng và 769 tỷ đồng. Tổng giá trị TPCP phát hành thông qua đấu thầu trong 2 tháng đầu năm đạt hơn 45 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 9% kế hoạch cả năm (500 nghìn tỷ đồng).
Mức lãi suất trung bình của trái phiếu trúng thầu tiếp tục giữ đà tăng so với tháng trước. Trong tháng 2/2025 giá trị đấu thầu tăng đồng thời tỷ lệ trúng thầu cũng tăng nhẹ so với tháng trước đưa giá trị trúng thầu tăng mạnh. Bên cạnh đó, mức lãi suất tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Qua đây ta có thể thấy rằng, Chính Phủ đang tích cực phát hành lượng lớn trái phiếu nhằm mục đích huy động ngân sách phục vụ phát triển đầu tư công (gia tăng giá trị đấu thầu đồng thời nâng lãi suất đấu thầu). Dù vậy khả năng hấp thụ thị trường vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời thông qua việc tỷ lệ trúng thầu vẫn khá thấp so với giai đoạn năm ngoái từ đó dẫn đến mặt bằng lãi suất đấu thầu và trúng thầu tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ.
Trái phiếu Chính Phủ thị trường thứ cấp tiếp tục sôi động:
Trong tháng 02/2025, giá trị giao dịch cải thiện ghi nhận mức tăng trưởng so với tháng trước và cùng kỳ đạt mức cao so với mặt bằng chung trong năm 2024. Lợi suất kỳ hạn 5-10 năm tăng nhẹ nhưng kỳ hạn 10-15 năm vẫn ổn định.
Trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp :
Thị trường trái phiếu bắt đầu với các đợt phát hành công chúng, không có các lô riêng lẻ. Cho đến ngày 31/01/2025, tháng 1 đã có 4 đợt phát hành với tổng giá trị khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng. Không ghi nhận bất kỳ lô trái phiếu phát hành mới trong tháng 2/2025. Dự kiến, trong thời gian tới, với các chính sách tăng trưởng và sự hỗ trợ tích cực từ nhà nước, thị trường trái phiếu bất động sản sẽ phục hồi. Mặt bằng lãi suất coupon hiện vẫn duy trì ở mức khá ổn định.
Giá trị mua lại trái phiếu trước hạn từ các tổ chức tín dụng tăng đột biến trở lại trong tháng cuối năm 2024 và ảm đạm trong 2 tháng đầu năm 2025 – Áp lực từ việc đáo hạn trái phiếu trong lĩnh vực bất động sản vẫn hiện hữu.
Trong năm 2024, do nhu cầu thanh khoản, cấu trúc linh hoạt và đặc thù rủi ro, các tổ chức tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị mua lại trước hạn trái phiếu trên toàn thị trường. Trong khoảng cuối quý 3 và đầu quý 4, giá trị mua lại trước hạn có xu hướng giảm dần, nhưng lại tăng đột biến vào cuối năm, cho thấy các tổ chức tín dụng chủ động điều chỉnh lại các khoản vốn trung và dài hạn trong danh mục đầu tư. Đáng chú ý, lĩnh vực bất động sản ghi nhận giá trị mua lại trước hạn lớn vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025 với tổng giá trị trên 13 nghìn tỷ đồng, trong đó gần 50% thuộc về Novaland với tổng giá trị vượt 6,6 nghìn tỷ đồng, đáo hạn vào cuối quý 2 và đầu quý 3 cùng mức lãi suất coupon 11%.
Dù năm 2024 đã có một số động thái mua lại trước hạn từ các doanh nghiệp, nhưng giá trị trái phiếu đáo hạn của ngành bất động sản vẫn được duy trì cho năm 2025 và 2026.










25 tháng 3, 2025

Cập nhật Vĩ Mô Việt Nam 02/2025

Trước bối cảnh toàn cầu phức tạp, mỗi khu vực đều cần chính sách kinh tế linh hoạt và kịp thời để vượt qua thách thức và duy trì đà phục hồi bền vững.
Mỹ: Ngành sản xuất phục hồi mạnh với PMI tăng, nhưng dịch vụ chậm lại; thị trường lao động vẫn vững chắc, Fed giữ lãi suất trong khi GDP dự báo tăng chậm và lạm phát cao hơn mục tiêu.
Trung Quốc: Dịch vụ và sản xuất đều cho thấy dấu hiệu phục hồi ổn định nhờ các gói kích thích kinh tế linh hoạt của Beijing, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
Châu Âu: Kinh tế chịu áp lực đa chiều với xây dựng giảm mạnh, sản xuất ổn định nhẹ và dịch vụ tăng chậm, dự báo tăng trưởng chỉ khoảng 1–1,5% trong năm.
Nhật Bản: Dịch vụ tăng mạnh nhưng niềm tin doanh nghiệp giảm, sản xuất ổn định nhẹ; tiêu dùng nội địa giúp GDP tăng khoảng 1,2% và lạm phát duy trì khoảng 2,0%.
Mặc dù vẫn tồn tại áp lực tỷ giá, nhưng nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi sự phục hồi trong thương mại, du lịch, bán lẻ và dòng vốn FDI ổn định, tạo nên triển vọng duy trì ổn định và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Lạm phát: với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của chính sách tiền tệ và sự ổn định của nguồn cung, chỉ số CPI được duy trì ở mức kiểm soát, cho thấy xu hướng ổn định tương đối trong bối cảnh áp lực lạm phát còn tồn tại. Trong tháng 2 thì lạm phát có phần tăng nhẹ hơn, tăng 0,34% so với tháng trước và 2,91% so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng bình quân 3,27% trong 02 tháng đầu năm.
Thương mại: Hoạt động thương mại quốc tế ghi nhận sự phục hồi nhẹ, dù vẫn phải đối mặt với những bất ổn từ môi trường toàn cầu. Các chính sách kích thích xuất khẩu và cải thiện chuỗi cung ứng đang góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng bền vững của xuất nhập khẩu. Trong T02/2025, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 63,8 tỷ USD, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 2T/2025, kim ngạch đạt tới khoảng 127 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, với xuất khẩu tăng 8,4% và nhập khẩu tăng 15,9%, tạo cán cân thương mại xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD
Du lịch và bán lẻ: Ngành du lịch và bán lẻ tiếp tục phục hồi tích cực nhờ vào nhu cầu tiêu dùng nội địa được thúc đẩy sau kỳ nghỉ lễ và Tết. Các chương trình kích thích tiêu dùng cùng với cải thiện chất lượng dịch vụ đã tạo đà tăng trưởng cho cả hai lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào việc kích hoạt nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn. Ngành du lịch ghi nhận mức tăng khoảng 4,2% về lượt khách nội địa, trong khi bán lẻ tăng trưởng khoảng 2,8% so với tháng trước, được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng sau Tết và các chương trình kích thích tiêu dùng nội địa.
FDI: Dòng vốn FDI duy trì ở mức ổn định nhờ môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện thông qua các chính sách ưu đãi và sự ổn định của các chỉ số kinh tế vĩ mô. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường nội địa, mặc dù còn một số rủi ro từ biến động kinh tế toàn cầu cần được theo dõi chặt chẽ. Dòng vốn FDI đạt khoảng 8,5 tỷ USD trong tháng 2/2025, tăng 12% so với tháng trước, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư và tiềm năng tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Tỷ giá: áp lực tỷ giá vẫn còn tồn động, tuy nhiên kỳ vọng vào sự khả quan từ cán cân thương mại và dòng vốn FDI sẽ hỗ trợ tỷ giá được kiểm soát ở mức độ phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

24 tháng 2, 2025

Báo Cáo Trái Phiếu Tháng 01/2025

Trái phiếu Chính Phủ thị trường sơ cấp:
Trong tháng 1/2025, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức 17 phiên đấu thầu với tổng giá trị gọi thầu đạt 32,500 tỷ đồng và tỷ lệ trúng thầu 49.2%. Trong đó, kỳ hạn 10 năm chiếm ưu thế với giá trị trúng thầu đạt 12,816 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu 55.3% và chiếm tỷ trọng 80.2%). Các kỳ hạn 5 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm với giá trị và tỷ lệ trúng thầu lần lượt đạt 100 tỷ đồng (2.2%), 2,360 tỷ đồng (39.3%), 500 tỷ đồng (100%) và 206 tỷ đồng (8.2%).
Mức lãi suất trung bình của trái phiếu trúng thầu đã tăng so với tháng trước. Mặc dù giá trị đấu thầu tăng hơn 17%, nhưng tỷ lệ trúng thầu lại giảm so với tháng trước và cùng kỳ (với 52% ở tháng 12/2024 và 49% ở tháng 01/2024), khiến tổng giá trị trúng thầu chỉ đạt mức tương đương so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lãi suất có xu hướng tăng nhẹ.
Trái phiếu Chính Phủ thị trường thứ cấp tiếp tục sôi động:
Mặc dù tổng giá trị giao dịch đã giảm so với tháng trước và tương đương với cùng kỳ, con số này vẫn duy trì ở mức cao so với mặt bằng chung của năm 2024. Lợi suất có xu hướng tăng nhẹ.
Trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp :
Thị trường trái phiếu khởi đầu bằng các lô phát hành trái phiếu ra công chúng và vắng bóng các lô phát hành riêng lẻ. Tính đến 31/01/2025, trong tháng 1 có 4 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị khoảng 5.5 nghìn tỷ đồng.
Giá trị mua lại trái phiếu trước hạn từ các tổ chức tín dụng tăng đột biến trở lại trong tháng cuối năm – Bất động sản ghi nhận giá trị mua lại trước hạn tăng cao - Áp lực từ việc đáo hạn trái phiếu trong lĩnh vực bất động sản vẫn hiện hữu.
Ghi nhận giá trị mua lại trước hạn lớn trong tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 từ lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị mua lại hơn 13 nghìn tỷ đồng. Trong đó, gần 50% giá trị mua lại là của Novaland với tổng giá trị mua lại là hơn 6,6 nghìn tỷ đồng với kỳ hạn đáo hạn là cuối quý 2 và đầu quý 3 năm nay với mức lãi suất coupon là 11%.
Giá trị trái phiếu đáo hạn của ngành bất động sản trong năm 2025 và 2026 vẫn đang hiện hữu dù trong năm 2024 đã có một số động thái mua lại trước hạn từ một số doanh nghiệp.

21 tháng 2, 2025

Cập nhật Vĩ Mô Việt Nam 01/2025

Các nền kinh tế lớn đều phải cân bằng giữa phục hồi và ứng phó với thách thức như lạm phát, chi phí cao, và thương mại quốc tế. Kỳ vọng vào 2025 tập trung vào chính sách linh hoạt và tận dụng tiềm năng nội địa để duy trì tăng trưởng.
Mỹ: Năm 2024, kinh tế Mỹ phân hóa rõ: ngành dịch vụ và tài chính tăng trưởng mạnh, trong khi sản xuất chịu áp lực do chi phí cao. Đầu 2025, sản xuất phục hồi vượt trội, dịch vụ tăng trưởng dù chững lại, và thị trường lao động cải thiện với tỷ lệ thất nghiệp giảm. CPI tại Mỹ tháng 01/2025 tăng 0,5% so với tháng 12/2024 và đạt mức tăng 3,0% YoY, trong khi CPI lõi (loại trừ thực phẩm và năng lượng) tăng 0,4% so với tháng trước và 3,3% YoY. Những con số này cao hơn dự báo, cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn dai dẳng, đặc biệt là từ các mặt hàng thiết yếu như nhà ở, thực phẩm và năng lượng. FED duy trì chính sách tiền tệ ổn định giữa áp lực lạm phát và rủi ro thương mại, với dự báo GDP 2025 khoảng 2,2%.
Trung Quốc Năm 2024, Trung Quốc đạt tăng trưởng 5,0% nhờ các biện pháp kích thích kinh tế. Đầu 2025, cả sản xuất và dịch vụ phục hồi mạnh, trong khi các gói kích thích, đầu tư công và tín dụng ưu đãi tiếp tục được đẩy mạnh, hướng tới chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang công nghệ cao và tiêu dùng nội địa.
Châu Âu Năm 2024, Châu Âu kết thúc với suy thoái kéo dài trong xây dựng và sản xuất, dù du lịch tăng trưởng. Đầu 2025, sản xuất và dịch vụ phục hồi nhẹ, nhưng GDP chỉ tăng 1–1,5% do nợ công cao, chi phí năng lượng leo thang. Chiến tranh thương mại và các biện pháp bảo hộ tiếp tục tạo rủi ro cho nền kinh tế khu vực.
Nhật Bản Cuối 2024, Nhật Bản phục hồi sản xuất và dịch vụ dù chịu áp lực lạm phát; ngành du lịch đạt kỷ lục với dự báo tăng 9% năm 2025 và mục tiêu 60 triệu lượt khách năm 2030. Đầu 2025, nền kinh tế phục hồi đồng bộ, nhưng cần cải cách và chuyển đổi số để duy trì đà tăng trưởng.
Căng thẳng và các biến động khó lường từ rủi ro chiến tranh thương mại toàn cầu do Mỹ khởi xướng.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi mạnh mẽ, đối mặt với thách thức nhưng triển vọng 2025 vẫn lạc quan nhờ các chính sách điều hành hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Tăng trưởng GDP: Quý IV/2024, GDP tăng 7,6%, dẫn đầu bởi công nghiệp chế biến, xây dựng, và dịch vụ thương mại, du lịch. Cả năm tăng 7,1%, với công nghiệp và xây dựng tăng 8,6%, dịch vụ chiếm 42,36% GDP, tăng 7,4%, nông nghiệp tăng 3,3%. GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD. Kiểm soát lạm phát: Các chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam đạt hiệu quả với CPI trong năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023 và lạm phát cơ bản ở mức 2,71%, mặc dù có áp lực từ giá dịch vụ và hàng hóa. Tuy nhiên, cần tiếp tục các biện pháp ổn định để đối phó với biến động giá năng lượng và yếu tố toàn cầu.
Thương mại: Năm 2024, cán cân thương mại xuất siêu đạt 24,77 tỷ USD, với kim ngạch thương mại với Trung Quốc vượt 205 tỷ USD và với Mỹ đạt hơn 130 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 100 tỷ USD. Mặc dù đạt thặng dư thương mại ấn tượng, sự phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, đòi hỏi cần đa dạng hóa thị trường và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% năm 2025, hướng tới kim ngạch khoảng 452,5 tỷ USD. Đầu tư: Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 8%. Đầu tư công gặp khó khăn về giải ngân, nhưng chính phủ đẩy mạnh các dự án hạ tầng. Vốn FDI thực hiện đạt 25,4 tỷ USD, tập trung vào công nghiệp chế biến.
Tín dụng và chính sách tiền tệ: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 15,08% - mục tiêu 16% trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh linh hoạt lãi suất thị trường liên ngân hàng. Mặt bằng lãi suất huy động cuối 2024 tăng nhẹ ở kỳ hạn trung – dài hạn và giảm nhẹ ở kỳ hạn ngắn, còn đầu năm 2025 duy trì ổn định, cho thấy thanh khoản hiện tại ở mức tương đối ổn định.
Kỳ vọng 2025: GDP tăng 7.,5%-8,0%, với đầu tư công và xuất khẩu tiếp tục là động lực chính. Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát 4%-4,5% và duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

24 tháng 1, 2025

Báo Cáo Trái Phiếu

Năm 2024, KBNN phát hành gần 300 nghìn tỷ đồng trái phiếu (+26,7% so với cùng kỳ), với tỷ lệ trúng thầu thấp, trung bình 60%, Lãi suất năm 2024 tăng nhẹ, trung bình 2,1%-2,9%. Năm 2025, thị trường dự kiến tăng trưởng để huy động vốn cho các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành, với kỳ hạn chủ đạo 10-15 năm và dự báo sẽ duy trì thấp trong năm 2025 nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng, dù áp lực tăng lãi suất có thể xảy ra nếu nhu cầu phát hành trái phiếu tăng cao.
Thị trường thứ cấp tiếp tục mở rộng với sự gia tăng về khối lượng giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư từ các ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư, và tổ chức tài chính khác. Trong năm 2025 chúng tôi cho rằng giao dịch trên thị trường thứ cấp sẽ tiếp tục duy trì sự sôi động song hành cùng tăng trưởng kinh tế.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 ghi nhận giá trị phát hành cải thiện so với năm 2023, chủ yếu từ các tổ chức tín dụng với tổng giá trị phát hành hơn 285 nghìn tỷ đồng (+61% so với cùng kỳ), kỳ hạn 3-5 năm và lãi suất coupon từ 3,7%-7,9%. Ngành bất động sản tiếp tục trầm lắng do tâm lý nhà đầu tư và khó khăn chung dù đã có các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ. Năm 2025 được kỳ vọng khởi sắc nhờ cải thiện tâm lý nhà đầu tư qua các quy định về minh bạch, chính sách tiền tệ ổn định giúp giảm chi phí phát hành, cùng với sự phục hồi của thị trường bất động sản và các dự án lớn thúc đẩy nhu cầu trái phiếu.
Giá trị mua lại trước hạn trái phiếu của các tổ chức tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhờ tính thanh khoản, linh động trong cơ cấu, và mức độ rủi ro ngành. Cuối năm 2024, giá trị mua lại tăng đột biến do các ngân hàng kỳ vọng lãi suất tăng nhẹ, dẫn đến việc tái cơ cấu danh mục. Về trái phiếu đáo hạn, ngành bất động sản vẫn đối mặt áp lực lớn trong năm 2025 và 2026, dù năm 2024 đã có một số doanh nghiệp tài chính vững mạnh thực hiện mua lại trước hạn nhằm giảm gánh nặng tài chính.

24 tháng 12, 2024

Báo Cáo Trái Phiếu Tháng 11/2024

Giá trị đấu thầu TPCP T11/2024 đạt 40 nghìn tỷ đồng (-26% mom; +82% yoy), tỷ lệ trúng thầu giảm còn 52%, giá trị trúng thầu hơn 20 nghìn tỷ đồng (-29,5% mom; +9,8% yoy), cho thấy dòng tiền vẫn tích cực vào thị trường TPCP. Lãi suất kỳ hạn 10 năm giảm, trong khi kỳ hạn 15 năm tăng nhẹ, phản ánh nhu cầu vốn dài hạn và sức hút của trái phiếu kỳ hạn dài. Dự báo lãi suất TPCP sơ cấp duy trì ổn định đến cuối năm 2024.
Thị trường thứ cấp T10-T11/2024 sôi động với giá trị giao dịch lần lượt hơn 165 nghìn tỷ đồng (+12,8% mom; +86% yoy) và hơn 189 nghìn tỷ đồng (+14% mom; +69% yoy). Thanh khoản TPCP tiếp tục tích cực từ giữa Q2/2024. Lợi suất giảm trở lại trên tất cả các kỳ hạn trong T10-T11 sau khi tăng nhẹ vào T9.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp T11/2024 ảm đạm với giá trị phát hành hơn 35 nghìn tỷ đồng (+5% mom; -3% yoy), chủ yếu từ các tổ chức tín dụng (hơn 25 nghìn tỷ đồng, +43% mom; +38% yoy). Các lô lớn đến từ HDBank, ACB, Techcombank, và Eximbank. Kỳ vọng T12/2024 sẽ có đợt phát hành mạnh nhằm cân đối tỷ lệ vốn.Trái phiếu bất động sản tiếp tục suy giảm, giá trị phát hành gần 4 nghìn tỷ đồng, với Vinhome chiếm 2 nghìn tỷ đồng. Dù thị trường chưa được khơi thông, trái phiếu vẫn là kênh huy động quan trọng, dự báo khởi sắc trong nửa đầu 2025.
Lĩnh vực bất động sản có mặt bằng lãi suất thấp và tiếp tục giảm, nổi bật là lô 1 nghìn tỷ đồng của CTCP Nam Long với coupon 6,5%, kỳ hạn 3 năm. Lãi suất các TCTD tăng trở lại, dao động 5%-7,6%, chủ yếu kỳ hạn trên 7 năm. HDBank ghi nhận mức cao nhất 7,5%, trong khi ACB thấp nhất chỉ 5% dù giá trị phát hành tương đương.
Trong 3 tháng qua, lãi suất coupon trái phiếu mua lại từ các TCTD dao động 3,2%-12%, nhưng xu hướng mua lại trước hạn giảm do nhu cầu vốn đáp ứng tỷ lệ quy định.Tổng giá trị trái phiếu đáo hạn cuối năm 2024 gần 28 nghìn tỷ đồng, bất động sản chiếm 31% (8,7 nghìn tỷ đồng). Năm 2025, giá trị đáo hạn hơn 221 nghìn tỷ đồng, bất động sản chiếm 48% (107 nghìn tỷ đồng), với áp lực chủ yếu dồn vào nửa cuối năm. Dự báo nửa đầu năm 2025 sẽ còn nhiều thách thức và cơ hội, phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành, và nhu cầu vốn doanh nghiệp.





24 tháng 12, 2024

Cập nhật Vĩ Mô Việt Nam 11/2024

Nền kinh tế Mỹ phân hóa giữa sản xuất và dịch vụ. Lĩnh vực sản xuất ghi nhận PMI đạt 49,7, vẫn dưới 50, cho thấy suy giảm nhẹ, trong khi dịch vụ tăng trưởng mạnh với PMI đạt 56,1. Lạm phát giữ ổn định ở mức 2,7%, nhưng có thể tăng do giá năng lượng và thực phẩm. Trong kỳ họp 18/12/2024, Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống khoảng 4,25% - 4,5%, đồng thời dự kiến lãi suất sẽ được cắt giảm nhưng với tốc độ chậm hơn trong năm 2025.
Ngành sản xuất của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhờ vào đơn hàng mới, đặc biệt là xuất khẩu. Tuy nhiên, mặc dù sản xuất tăng, việc tuyển dụng vẫn cẩn trọng do lo ngại chi phí, và giá nguyên liệu, nhất là thép, tăng mạnh. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các gói kích thích kinh tế, tuy nhiên những biện pháp này vẫn chưa đủ để giải quyết các vấn đề cơ cấu lâu dài.
Nền kinh tế Châu Âu suy yếu, sản xuất và dịch vụ đều gặp khó khăn với đơn hàng giảm mạnh và niềm tin kinh doanh thấp. Nhu cầu yếu và chi phí tăng cao là nguyên nhân chính. Tại Nhật Bản, sản xuất tiếp tục suy giảm, nhưng dịch vụ có dấu hiệu phục hồi nhẹ nhờ vào nhu cầu nội địa tăng.
CPI T11/2024 tăng 2,77% svck, CPI bình quân 11T/2024 tăng 3,69% svck. Trong đó chủ yếu đến từ việc nhóm thực phẩm tiếp tục tăng cao kế đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng; thuốc và dịch vụ y tế. Lạm phát cơ bản T11/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,7% svck.
Lãi suất qua đêm T11/2024 tăng nhẹ đầu tháng (3,11%-6,08%), sau đó giảm dần về hơn 3% và tăng lại hơn 4% vào đầu T12. Lãi suất huy động biến động nhẹ, nhóm ngân hàng quốc doanh và TMCP lớn giảm ở kỳ hạn ngắn, tăng ở trung-dài hạn, trong khi nhóm TMCP khác giảm ở mọi kỳ hạn. Kỳ vọng lãi suất huy động duy trì ổn định nhờ chính sách linh hoạt của NHNN, tỷ giá kiểm soát tốt và triển vọng tích cực từ xuất nhập khẩu và FDI.
Cán cân thương mại xuất siêu 1,06 tỷ USD trong tháng 11/2024. Tính chung 11 tháng, xuất siêu đạt 24,31 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến (88%). Ngành sản xuất duy trì tăng trưởng nhưng chậm lại do nhu cầu xuất khẩu yếu. Việc làm giảm khiến công việc tồn đọng gia tăng. Giá nguyên liệu tăng nhẹ nhưng giá thành phẩm chỉ tăng khiêm tốn. Tồn kho nguyên liệu và thành phẩm giảm mạnh. Lượng khách quốc tế đạt 1,7 triệu lượt, tăng 38,8% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa tăng mạnh. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và FDI tiếp tục tăng trưởng tích cực, với tổng FDI đạt 31,38 tỷ USD.

27 tháng 11, 2024

Báo Cáo Trái Phiếu Tháng 10/2024

T10/2024 ghi nhận giá trị đấu thầu tăng mạnh đạt 54 nghìn tỷ đồng (+21,3% MoM; +192% YoY). Tuy nhiên, sự hấp thụ của thị trường có dấu hiệu suy yếu dần chỉ đạt tỷ lệ trúng thầu là 54,5% (T8: 81%; T9: 62.4%). Giá trị trúng thầu T10/2024 đạt hơn 29 nghìn tỷ đồng (+6,1% MoM; +126% YoY). Sự gia tăng mặt bằng lãi suất kênh trái phiếu chính phủ có dấu hiệu chững lại và suy giảm.
Thị trường thứ cấp sôi động trở lại trong T10//2024 với tổng giá trị giao dịch gia tăng đạt hơn 165 nghìn tỷ đồng (+12.8% MoM; +86% YoY). Sau khi ghi nhận dấu hiệu tăng lại trở lại trong tháng 9 thì lợi suất đã ghi nhận suy giảm trở lại ở tất cả các kỳ hạn trong tháng 10.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục suy yếu và chưa có dấu hiệu khởi sắc. Ghi nhận tổng giá trị phát hành trong T10/2024 chỉ đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng (-64% MoM; -33.2% YoY). Đáng chú ý ghi nhận giá trị trái phiếu tăng mạnh trong tháng từ lĩnh vực sản xuất đạt 6 nghìn tỷ đồng, đây là 2 lô trái phiếu của công ty cổ phần Vinfast với kỳ hạn là 24 và 60 tháng ở mức lãi suất 13.5%. Còn lại đa phần vẫn là các lô trái phiếu của các tổ chức tín dụng.
Mặt bằng lãi suất coupon lĩnh vực Bất động sản và tổ chức tín dụng đã ở mức thấp nếu tính từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, ở lĩnh vực kinh doanh chứng khoán thì đã gia tăng mạnh trong 2 tháng gần đây.
Trong 3 tháng gần nhất trái phiếu mua lại từ các tổ chức tín dụng lần lượt mức lãi suất coupon dao động từ 3.8%-8.2%. Tuy nhiên, xu hướng mua lại trái phiếu trước hạn đang bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Chúng tôi cho rằng sự suy yếu từ việc mua lại trái phiếu trước hạn từ các TCTD có thể kéo dài đến cuối năm do nhu cầu nguồn vốn nhằm đảo bảo các tỷ lệ theo quy định.
Tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong giai đoạn cuối năm là hơn 63 nghìn tỷ đồng. Trong đó bất động sản chiếm đến 30% tỷ trọng với gần 19.2 nghìn tỷ đồng.
Tổng giá trị đáo hạn trong năm 2025 đạt hơn 232 nghìn tỷ đồng. Trong đó, bất động sản chiếm 46% tỷ trọng đạt gần 107 nghìn tỷ đồng.






22 tháng 11, 2024

Cập nhật Vĩ Mô Việt Nam 10/2024

Ngành sản xuất của Mỹ tiếp tục thu hẹp trong tháng 10/2024 nhưng tốc độ suy giảm đã chậm lại. Ngành dịch vụ Mỹ tiếp tục mở rộng mạnh mẽ ghi nhận mức tăng trưởng. Lạm phát và lạm phát lõi trong tháng 10/2024 đạt lần lượt 2.6% và 3.3%. CME Fedwatch trong ngày 18/11/2024 ghi nhận chỉ hơn 58% FED sẽ tiếp tục hạ lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 12 này.
Lĩnh vực dịch vụ đạt mức lạc quan cao nhất trong một năm và sản xuất tăng nhẹ . Các yếu tố hỗ trợ bao gồm chính sách chính phủ, cải thiện điều kiện nội địa và phát triển công nghệ, song chi phí đầu vào, đặc biệt nhân sự, dự kiến tăng cao. Sản lượng và đơn hàng mới trong sản xuất tăng nhanh nhất 4 tháng qua nhờ nhu cầu nội địa, dù xuất khẩu tiếp tục giảm và lao động sụt giảm mạnh.
Tình hình kinh tế toàn khu vực Châu Âu đang trong trạng thái đình trệ, với triển vọng tăng trưởng thấp và áp lực từ lạm phát kéo dài, khiến niềm tin của các doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng. Kinh tế Nhật Bản đối mặt với những thách thức từ lạm phát, chi phí lao động tăng, và nhu cầu yếu ở cả trong nước lẫn quốc tế.
CPI T10/2024 tăng 2,89% svck. Chủ yếu đến từ việc nhóm thực phẩm tiếp tục tăng cao kế đến là nhóm nhà ở và vật liệu dây dựng; thuốc và dịch vụ y tế. CPI bình quân 10 tháng năm 2024 tăng 3,78% svck. Lạm phát cơ bản tháng 10/2024 tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% svck. chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Lãi suất qua đêm T10/2024 hạ nhiệt so với tháng trước giao động từ 2.66%-4.7%. Tuy nhiên tăng mạnh trở lại vào đầu tháng 11 và hiện đang giảm dần về 4.72%. Lãi suất huy động tại các kỳ hạn dài của hệ thống ngân hàng thương mại nhích tăng nhẹ trong T10/2024 tuy nhiên đã duy trì trong nửa đầu T11/2024.
Lĩnh vực sản xuất bắt đầu phục hồi từ cơn bão tháng 9, với sản lượng và đơn đặt hàng mới tăng trở lại. Trong T10/2024, xuất siêu 1.99 tỷ USD. Tính chung 10T2024, xuất siêu 23,31 tỷ USD. Trong T10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế (+27,6% svck). Trong 10T/2024, lượng khách quốc tế đạt hơn 14,1 triệu lượt (+41,3% svck). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng T10/2024 (+2,4% MoM và +7,1% svck). Vốn FDI thực hiện đạt 19,58 tỷ USD (+8,8% svck).

18 tháng 10, 2024

Macro report September 2024

U.S. production continued to weaken, with significant declines in output and new orders due to weak demand and political uncertainty. Meanwhile, the service sector saw strong growth, driven by lower interest rates. The unemployment rate dropped to 4.1%. A further rate cut of 50 basis points is expected by the end of the year.
China's manufacturing sector declined as new orders and exports fell, while the service sector experienced slower growth. Efforts to stimulate the economy through infrastructure investment and small business support faced challenges due to weak demand and the ongoing real estate crisis. European manufacturing continued its downturn, and green economic policies faced obstacles due to disparities in infrastructure and financial resources among countries. Japanese manufacturing also weakened, with declining output and new orders. However, business activity in the service sector saw robust growth, albeit at a slower pace.
Vietnam’s GDP growth in Q3 2024 is estimated at 7.40% YoY. For the first nine months of 2024, GDP is projected to increase by 6.82% YoY. We remain optimistic that strong production and consumption in the industrial sector, along with steady retail service growth, will drive Vietnam’s GDP growth to reach 6.5% in 2024.
The CPI in September 2024 rose by 2.63% YoY, with nine groups of goods increasing in price and two groups seeing declines. On average, the CPI for the first nine months of 2024 increased by 3.88% YoY. The largest impact came from the housing, electricity, water, fuel, and construction materials group, which rose by 5.33% compared to the same period last year. Core inflation in September 2024 increased by 2.54% YoY, and the average core inflation for the first nine months of 2024 rose by 2.69%, lower than the average CPI increase. This was primarily due to the more moderate increases in food, essential goods, and electricity prices.
Overnight interest rates in September 2024 eased compared to the previous month, ranging from 3.21% to 4.59%. State-owned banks saw little change in deposit rates across various terms, maintaining low levels. Private commercial banks raised short-term deposit rates while keeping other terms stable, reflecting a recovery in credit growth.
In September 2024, Vietnam recorded a trade surplus of $2.32 billion. For the first nine months of 2024, the trade balance showed a surplus of $20.81 billion. Thanks to favorable visa policies, international tourism promotion programs, and awards, the number of international visitors to Vietnam surged. Domestic consumption, production recovery, and strong tourism growth fueled the expansion of the trade and service sectors in the first nine months of 2024. The PMI fell to 47.3, but this disruption is considered temporary, and companies remain optimistic about future prospects.

18 tháng 10, 2024

Cập nhật Vĩ Mô Việt Nam 09/2024

Sản xuất của Mỹ tiếp tục suy yếu, với sản lượng và đơn đặt hàng mới giảm mạnh do nhu cầu yếu và bất ổn chính trị. Trong khi đó, dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ giảm lãi suất. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.1%. Lãi suất tiếp tục được kỳ vọng cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản trong năm.
Ngành sản xuất Trung Quốc suy giảm do đơn hàng mới và xuất khẩu giảm. Ngành dịch vụ tăng trưởng chậm lại. Nỗ lực kích thích kinh tế thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn do nhu cầu yếu và khủng hoảng bất động sản. Sản xuất Châu Âu tiếp tục suy thoái, các chính sách kinh tế xanh đang gặp thách thức do sự chênh lệch hạ tầng và tài chính giữa các nước. sản xuất của Nhật Bản tiếp tục suy yếu do sản lượng và đơn hàng mới đều giảm. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tăng trưởng mạnh, mặc dù tốc độ tăng có chậm lại.
GDP Q3/2024 ước tính tăng 7,40% svck. Tính chung 9T/2024 GDP ước tăng 6,82% svck. Chúng tôi sự khả quan từ sản xuất và tiêu thụ ngành công nghiệp và sự duy trì trong tăng trưởng bán lẻ dịch vụ sẽ tiếp tục kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng GDP tại Việt Nam đạt mức 6.5% trong năm 2024.
CPI T9/2024 tăng 2,63% svck. Trong đó, 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,88% svck. Tác động lớn nhất đến từ nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản T9/2024 tăng 2,54% svck. Bình quân 9T/2024, tăng 2,69% svck thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt.
Lãi suất qua đêm trong tháng 9/2024 hạ nhiệt so với tháng trước giao động từ 3.21%-4.59%. Nhóm Ngân hàng quốc doanh mức lãi suất huy động bình quân các kỳ hạn ít biến động trong kỳ, duy trì mức thấp. Nhóm ngân hàng TMCP tăng lãi huy động ở các kỳ hạn ngắn và duy trì các kỳ hạn còn lại, điều này dễ hiểu khi có sự phục hồi từ tăng trưởng tín dụng.
T9/2024 xuất siêu 2,32 tỷ USD. Tính chung 9T/2024, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,81 tỷ USD. Nhờ chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá và giải thưởng du lịch quốc tế, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh. Nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước phục hồi và du lịch tăng mạnh đã thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ 9T/2024. Chỉ số PMI giảm xuống 47,3; sự gián đoạn này được cho là tạm thời, và các công ty vẫn lạc quan về triển vọng tương lai.

10 tháng 10, 2024

Bond report September 2024

In September 2024, the value of government bond auctions reached VND 44.5 trillion (-7.3% MoM; +187% YoY), with the winning bid rate decreasing to 62%. The total winning bid value for September 2024 was over VND 27.7 trillion (-28.5% MoM; +111.6% YoY). For the entire Q3/2024, the market recorded more than VND 96 trillion (+74% YoY). The interest rate for government bonds continued to show signs of rising during Q3/2024.
Trading value in September 2024 remained relatively stable compared to the previous month but still showed a strong upward trend compared to the same period last year, reaching over VND 146 trillion (-1.4% MoM; +35.2% YoY). Bond yields signaled a rebound after a previous decline.
Corporate bond issuance in September 2024 slightly declined compared to the previous month but still showed growth YoY. Overall, Q3/2024 recorded a total issuance value of over VND 134 trillion (+10.5% YoY), with most of the bonds issued by banking sector.
In September 2024, coupon rates for bonds issued by banking sector saw a slight increase, ranging from 4.9% to 7.9%. In the real estate sector, bond coupon rates rose to high levels in 9M/2024, with two bond issuances recorded at a 12% coupon rate.
In the last two months, the total value of bond buybacks by financial institutions amounted to over VND 11 trillion and over VND 9.7 trillion, with coupon rates ranging from 3.8% to 8.2%.
The total value of bonds maturing by the end of 2024 is over VND 74 trillion, with the real estate sector accounting for 33% (nearly VND 25 trillion). The total maturity value in 2025 is expected to reach over VND 239 trillion, with real estate making up 44% (nearly VND 106 trillion).






bottom of page